Toàn bộ tải trọng của toàn bộ căn nhà được truyền từ dầm qua hệ thống cột, rồi từ cột xuống móng. Vì vậy nếu thi công cột không đảm bảo kỹ có thể dẫn đến ảnh hưởng chất lượng và an toàn cả công trình. 3 lỗi trong thi công thép cột chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hệ thống cột. Đầu tiên chúng ta cùng đi qua toàn bộ 5 bước trong Quy trình thi công cột nhà nhé.
- Bước 1: là trắc đạt. Sau khi thi công bê tông sàn xong, chúng ta tiến hành trắc đạc bằng máy chuyên dụng và bật mực định vị tim trục cũng như định vị lại vị trí cột. Việc đo bằng máy sẽ chính xác hơn mặt thường với sự chính xác từng mm, sẽ tránh việc lệch trục hệ thống cột giữa các tầng với nhau.
![](https://easyhomes.vn/wp-content/uploads/2024/10/trac-dac-cong-trinh-xay-dung-tai-binh-tan-1.jpg)
- Bước2: đối với nhà có 2 tầng trở lên thì hệ thống cột tầng trên, sau khi xác định lại vị trí, nếu có sự lệch vị trí so với trục cột chuẩn thì chúng ta sẽ xử lý bẻ uốn thép chủ lại cho đúng vị trí hoặc cấy thêm thép chủ và mở rộng cột nếu xét thấy cần thiết.
- Bước 3 là vệ sinh thép chờ chân cột bằng gõ vệ sinh bê tông dính trên thép cột chờ trong quá trình thi công đổ bê tông sàn. Để hạn chế điều này nên dùng bạt nylon phủ che lại chân cột trước khi tiến hành đổ bê tông sàn. Tiếp đó cũng cần tạo nhám cho lớp bê tông mặt ở chân cột.
- Bước 4: là Gia công và lắp đặt thép chủ. Khâu thi công này thường xảy các lỗi nguyên trọng ảnh hưởng đến chất lượng cột BTCT. Các lỗi này chủ yếu liên quan đến việc nối thép chủ cột như sau:
- Nối thép chủ phải Bẻ hình cổ chai thép chủ, đặc biệt là 4 cây ở 4 góc cột, các cây thép còn lại có thể nối thẳng. Việc bẻ cổ chai này là giúp 2 cây thép được đồng trục, giúp cột chịu nén tốt hơn, cột lên tầng trên không bị lệch tim
![](https://easyhomes.vn/wp-content/uploads/2024/10/IMG_9957-1024x735.jpg)
![](https://easyhomes.vn/wp-content/uploads/2024/10/z5887277878923_8633f586b9d60a6678b0de66525b92e3-767x1024.jpg)
2. Nối thép chủ phải đặt so le, đảm bảo trên cùng 1 mặt cắt k nối quá 50% số lượng thép. Tâm 2 mối nối cách nhau 1 khoảng ít nhất bằng chiều dài mối nối, với khoảng cách là lớn hơn 30d với d là đường kính thép
3. Không nối ở vị trí chân cột và đầu cột vì mô men trong hệ cột lớn nhất là ở vị trí 2 này. Chỉ nối so le thép cột ở vị giữa cột. Thông thường vị trí mối nối cách chận cột khoảng 1m.
- Bước 5: là lắp đặt thép đai và con kê bê tông. Đối với thép đai thì:
– Đai đầu tiên cách sàn khoảng 5cm
– Lắp đai dày nhiều hơn ở 2 vị trí đầu và chân cột và các vị trí nối thép, thường thì khoảng cách đai các vị trí này là 10cm
– Đảo xem kẽ vị trí uốn đai và móc C giữa các lớp với nhau
– Có thể Buộc thép đai xen kẽ, cách quảng các thanh với nhau
– Lắp đặt con kê bê tông để thép cột được thẳng đứng và lớp da bê tông bảo vệ cột được đều nhau.